4 ĐIỀU CHA MẸ NÊN BIẾT VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỒ CHƠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
- Người viết: Trang lúc
- Tin tức
Niềm yêu thích của trẻ dành cho đồ chơi giống như con bướm bị thu hút bởi ngọn lửa. Điều này khiến chúng ta đặt ra câu hỏi “Tầm quan trọng của đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ là gì?”.
Theo Nghiên cứu về Chơi và Học của Tiến sĩ Rachel E. White: "Thông qua trò chơi nhập vai, trẻ học cách sử dụng đồ chơi và đạo cụ một cách tượng trưng, phát triển các câu chuyện nhất quán và sâu rộng, duy trì các quy tắc và vai trò cũng như lập kế hoạch cho các kịch bản chơi từ đầu đến cuối. Đồ chơi đơn giản là những đồ vật mà trẻ dùng để giải trí, vừa để khám phá thế giới xung quanh, nhập vai, học tập và thể hiện cảm xúc".
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
1. Đồ chơi có “kết thúc mở” khơi dậy sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ
Đồ chơi có thể chơi theo nhiều cách khác nhau sẽ giúp não bộ của con phát triển và khiến trẻ tư duy theo cách kể chuyện. Vì vậy, nuôi dưỡng sự sáng tạo rất quan trọng, bởi nó giúp con học cách suy nghĩ sáng tạo.
Khi những đồ vật đơn giản như khối hình, búp bê, đồ chơi động vật, quả bóng, ô tô mini hoặc đồ chơi nhà bếp đưa cho trẻ, con sẽ coi những thứ này như một lời mời để bắt đầu tạo ra những câu chuyện và sống theo các kịch bản trong đầu. Trò chơi thực sự là lớp học đầu tiên của con. Ngay cả với một cây gậy, một hòn đá, một chiếc hộp… tất cả đều là những ứng cử viên tuyệt vời giúp con phát huy trí tưởng tượng.
2. Đồ chơi dạy trẻ về STEAM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học)
Não bộ của trẻ được ví như miếng bọt biển. Con liên tục tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh. Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bố mẹ, bạn bè… đồ chơi cũng mang đến cho trẻ một con đường mới để khám phá khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Dù một món đồ chơi đơn giản hay phức tạp thì nó đều có bài học riêng dành cho con và nhấn mạnh tầm quan trọng của đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ.
Khi con xây một tòa tháp bằng các khối và “chẳng may” nó rơi xuống đất, đó hẳn là một bài học về vật lý. Việc quan sát một chiếc ô tô điều khiển từ xa nảy lên chỉ nhờ sóng vô tuyến của bộ điều khiển khiến trẻ tò mò về cách thức hoạt động của nó… Do đó, không thể “coi thường” sức mạnh của giáo dục khi nói đến đồ chơi.
Sản phẩm gợi ý: LAToys Việt Nam
3. Đồ chơi cải thiện sự phát triển vận động của trẻ
Khi trẻ cầm một món đồ chơi và học cách điều khiển nó, tức là con đang rèn luyện các kỹ năng vận động và trở nên thành thạo hơn trong việc phối hợp tay/mắt. Điều này giúp con tiến bộ hơn qua các giai đoạn phát triển thể chất.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Những đồ chơi nhỏ như búp bê, ô tô và các khối hình vừa vặn với tay trẻ thường được con yêu thích vì chúng dễ cầm nắm và mang theo. Những món đồ chơi to hơn mà cần trẻ phải dùng bằng toàn bộ cơ thể cũng hữu ích không kém trong việc giúp trẻ phát triển thể chất.
4. Quá nhiều đồ chơi có thể khiến bé choáng ngợp
Dù đồ chơi có tuyệt vời và quan trọng đến thế nào đi nữa, trẻ vẫn có thể bị choáng ngợp trước quá nhiều lựa chọn. Khi nói đến đồ chơi, chất lượng vẫn tốt hơn số lượng. Sẽ tốt hơn nếu có ít đồ chơi nhưng con có thể làm được nhiều việc hơn là có nhiều đồ chơi chỉ chất đống xung quanh, tạo ra sự bừa bộn.
Nếu thấy con đang gặp khó khăn trong việc dọn dẹp đồ chơi, phải đối mặt với những cảm xúc phức tạp trong lúc chơi hoặc nói “Con chán” dù có rất nhiều đồ chơi, rất có thể sức khỏe tinh thần của con đang bị ảnh hưởng bởi điều đó.
Vì vậy, tầm quan trọng của đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ là điều mà chúng ta, với tư cách là cha mẹ, cần phải nghiên cứu kỹ về loại đồ chơi mà chúng ta cung cấp cũng như số lượng đồ chơi nên cho. Trẻ không cần nhiều hơn, con cần tốt hơn.